Học lái xe hạng C

Với nhu cầu vận chuyển hàng hóa ngày càng cao như hiện nay, rất nhiều người đều đang cố gắng học thêm một bằng lái xe hạng C. Nó không chỉ giúp việc tham gia giao thông linh hoạt hơn mà còn hỗ trợ rất nhiều cho công việc và cuộc sống. Đây là chứng chỉ lái xe hợp pháp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép cho người điều khiển các loại xe có trọng tải lớn. Vậy giấy phép lái xe hạng C là gì? Cần cho những ai? Lưu ý quan trọng gì trong quá trình học và thi lý thuyết, thực hành? Hãy cùng TRUNG TÂM ĐÀO TẠO & SÁT HẠCH LÁI XE tìm hiểu rõ  hơn trong bài viết dưới đây nhé! 

Những thông tin cần biết về bằng C

Giấy phép lái xe hạng C là gì?

Giấy phép lái xe hạng C hiểu đơn giản là bằng lái xe cấp cho người lái xe để điều khiển các loại ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải tiêu chuẩn 3500kg trở lên.

Ngoài ra, bằng lái hạng C còn dùng được cho máy kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3500kg trở lên hay những loại xe quy định cho bằng hạng B1 và B2. Khi có được tấm bằng này, bạn có thể tham gia vận tải kinh doanh và lẫn không kinh doanh vô cùng linh hoạt.

Như vậy, khi có nhu cầu học lái xe để chạy xe tải lớn trên 3,5T hoặc công việc liên quan đến hàng hóa, hướng theo chuyên nghiệp thì nên học lái xe hạng C. Tấm bằng này có tính ứng dụng rất cao nên được nhiều người chú ý.

Đặc biệt, với trường hợp cần nâng hạng bằng lên Fc thì tham gia học bằng lái xe tải hạng C là cách nhanh nhất để nâng hạng lên D, E. Sau đây là những thông tin cụ thể về điều kiện học bằng lái xe hạng C.

Điều kiện học bằng lái xe hạng C

Tình trạng về sức khỏe

Học viên có nhu cầu đăng ký học lái xe hạng C thì phải có giấy khám sức khỏe được cấp trong vòng 3 tháng. Giấy này bắt buộc phải do trung tâm y tế cấp hoặc bệnh viện có thẩm quyền xác nhận có dấu giáp lai.

Cùng với đó là ảnh thẻ và xác nhận của bác sỹ chuyên khoa. Cụ thể là có sức khỏe ổn định, cơ thể bình thường và không mắc bệnh hiểm nghèo là được. Nhìn chung ai cũng có đủ điều kiện này.

Cần lưu ý một số trường hợp sẽ không được tham gia bất kỳ khóa học và thi GPLX hạng C nào. Cụ thể là những người có tiền sử mắc bệnh động kinh, bệnh nguy hiểm cho xã hội, bệnh cần cách ly hay các bệnh dễ lây nhiễm.

Ngoài ra, khi cơ thể bị dị tật như thừa hoặc thiếu các phần của các chi, thừa hoặc thiếu ngón tay ngón chân hay teo cơ cũng không được tham gia học và thi. Đây là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến độ an toàn của chính học viên và mọi người xung quanh.

Trình độ học vấn

Trình độ học vấn của bằng lái xe hạng C cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay. Nếu muốn tham gia kỳ thi sát hạch bằng lái xe C, bạn bắt buộc phải có bằng tốt nghiệp THCS hoặc tương đương để được thi bằng.

Nếu là bằng hạng B1 hoặc B2 thì không cần thiết, nhưng bằng hạng C là loại giấy phép bắt buộc khi học viên có nhu cầu học và thi lấy bằng lái. Đây là hạng bằng cao hơn, phổ quát rộng hơn nên yêu cầu như vậy là vô cùng hợp lý.

Thời hạn của bằng lái xe hạng C là bao lâu?

Căn cứ theo quy định tại điều 17 của Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, thời hạn cho tài xế sử dụng giấy phép lái xe hạng C là 05 năm kể từ ngày cấp. Độ tuổi tối đa của hạng là 60 tuổi (không ngoại trừ những trường hợp đặc biệt).

Sau hạn 05 năm này, bạn phải làm thủ tục cần thiết để được gia hạn cho tấm bằng của mình. Việc sử dụng bằng quá hạn vẫn bị xử phạt (nếu có lỗi khi tham gia giao thông) như người chưa có bằng.

Bằng C có thể nâng hạng lên những loại bằng nào?

Khi bạn đã sở hữu bằng lái xe hạng C mà sau đó muốn nâng hạng để đáp ứng nhu cầu cá nhân thì hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, mục đích chính vẫn là vì muốn lái những loại xe có tải trọng lớn hơn, đa dụng hơn thì nên ưu tiên dạng cao hơn như hạng D , E hoặc FC.

  • Nâng bằng lái xe hạng C lên D: Yêu cầu cơ bản trong trường hợp này là bằng đã đủ 3 năm hành nghề kể từ ngày cấp, số km tối thiểu ≥ 50.000km. Ngoài ra, bạn cũng phải học đủ 192 giờ (48 giờ lý thuyết và 144 giờ thực hành lái xe).
  • Nâng bằng lái xe hạng C lên E: Trong trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền sẽ yêu cầu bằng đã đủ 5 năm hành nghề kể từ ngày cấp. Ngoài ra, số Km tối thiểu đã chạy phải ≥ 50.000km; phải học đủ 336 giờ (lý thuyết là 56, thực hành lái xe là 280).
  • Nâng bằng lái xe hạng C lên FC: Mục này sẽ đơn giản hơn về kinh nghiệm. Thế nhưng bạn vẫn phải học đủ 336 giờ (56 giờ lý thuyết và 280 giờ thực hành lái xe).

Theo đó, bằng C có thể nâng dấu lên được hạng D, E, FC nếu bạn thỏa mãn tất cả những điều kiện trên. Tuyệt đối không được sơ sài ở khâu làm hồ sơ, bạn cần cố gắng ghi nhớ thông tin nêu trên để thuận lợi trong việc nâng hạng bằng C.

Hướng dẫn học bằng lái xe hạng C đơn giản

Bằng lái xe hạng C được coi là nỗi ác mộng của nhiều người, không ít trường hợp “trượt lên trượt xuống”. Hiểu được điều đó, TRUNG TÂM ĐÀO TẠO & SÁT HẠCH LÁI XE xin chia sẻ tới bạn đọc cách học bằng lái xe hạng C cực đơn giản. Xin mời tham khảo!

Cấu trúc đề thi lý thuyết bằng lái xe hạng C

Đề thi lý thuyết lái xe ô tô hạng C bao gồm 40 câu hỏi được trích từ bộ đề cương 600 câu. Trong quá trình học lái xe hạng C, bạn cũng được học và ôn bộ đề 600 câu này và đây thực sự là kho kiến thức khổng lồ.

Thông tin cụ thể như sau:

  • 13 câu trọng tâm về biển báo giao thông
  • 11 câu yêu cầu thí sinh phải giải các tình huống sa hình
  • 14 câu tiếp theo liên quan đến khái niệm và luật tham gia giao thông
  • 2 câu còn lại liên quan đến kỹ thuật lái xe, phần chuyên sâu nghiệp vụ và đạo đức người lái xe.

Học viên có 20 phút làm bài thi, yêu cầu phải trả lời đúng 37/40 mới đỗ phần thi lý thuyết. Ngoài ra, nếu làm sai những câu điểm liệt thì bạn cũng không đủ tư cách thi đến phần thực hành mà phải ra về và đăng ký lại lần sau.

Để thi lý thuyết bằng lái xe hạng C dễ dàng, trong quá trình học tập yêu cầu bạn phải thực sự tập trung và nghiêm túc. Đồng thời, nhằm giúp học viên hoàn thành được bài thi suôn sẻ, TRUNG TÂM ĐÀO TẠO & SÁT HẠCH LÁI XE cung cấp một số mẹo thi lý thuyết hạng C dưới đây.

Mẹo học và thi lý thuyết lái xe hạng C

  • Dấu hiệu của đáp án chính xác: Những đáp án có chứa các từ khóa trọng tâm, mang tính khẳng định thì đều có tỷ lệ đúng rất cao. Ví dụ như “không được”, “chấp hành”, “phải”. Đối với những câu có chứa từ “phải” ở đầu câu và là đáp án có số từ dài nhất thì thường là câu trả lời đúng. Ngoài ra, bạn cũng nên lọc câu hỏi và khoanh trả lời những câu dễ trước, để câu khó lại sau.
  • Đọc kỹ những câu hỏi dễ gây nhầm lẫn: Trong bộ câu hỏi của đề thi lý thuyết bằng lái xe hạng C, bạn sẽ gặp phải câu hỏi dễ gây nhầm lẫn. Trong trường hợp này, mặc dù biết đáp án đúng rồi nhưng bạn vẫn có thể khoanh sai. Do đó, cần đọc kỹ đáp án từ đầu đến cuối, tránh không để bị mắc lừa theo “mẹo” nhé!
  • Chú ý những đáp án “tất cả các ý trên”: Câu trả lời dạng “tất cả các ý trên” sẽ xuất hiện rất nhiều. Theo cảm tính của chúng ta, cứ có đáp án này thì đa phần đều sẽ cho rằng đây là câu trả lời đúng. Bạn có thể chọn nhanh đáp án trên với những câu hỏi liên quan đến phần đạo đức lái xe, kinh doanh vận tải hay các hành vi bị cấm.

Quy tắc giải sa hình cần ghi nhớ

Giải sa hình cũng là phần thi khiến nhiều bạn “đau đầu” vì độ phức tạp và khó nhớ của nó. Tuy nhiên, bạn chỉ cần nắm vững những quy tắc sau thì sẽ chiếm trọn điểm phần thi này.

Các phương tiện ưu tiên khi tham gia giao thông lần lượt như sau: Đầu tiên là xe chữa cháy, sau đó sẽ đến xe công an, xe quân sự, tiếp đến là xe cứu thương và cuối cùng là xe hộ đê.

Thứ tự ưu tiên của các phương tiện khác: Đầu tiên là xe phòng chống bão lụt, sau đó là cảnh sát dẫn đường, tiếp đến là xe tang và cuối cùng là xe do chính phủ quy định.

Về vòng xuyến, cần ưu tiên nhường đường cho các xe chạy bên trong. Còn về hướng đi, ngã 3 hay ngã 4 bên phải không vướng. Những quy tắc này mang tính cố định không thay đổi nên bạn cứ yên tâm học thuộc lòng nhé!

Sau khi kết thúc và đủ điểm vượt qua phần thi lý thuyết hạng C, bạn sẽ tiến đến bài thi sát hạch C. Phần thực hành sẽ phải trải qua tất cả 11 bài thi sa hình đúng chuẩn với nhiều nội dung khác nhau.

Một lưu ý mà bạn không thể quên trong bài thi thực hành bằng lái xe hạng C đó là tình huống khẩn cấp, nguy hiểm. Nếu bạn xử lý không linh hoạt, khéo léo và chính xác sẽ rất dễ bị mất điểm vì tình huống xảy đến quá bất ngờ nên không đủ nhanh nhạy để xử lý kịp.

Ví dụ như đang lái xe bình thường, bỗng dưng có tiếng còi hú hoặc đèn nháy, bạn cần lập tức dừng xe và bật đèn báo sự cố. Khi có tín hiệu đi tiếp, cần đợi từ 1 – 3 giây mới tắt đèn báo hiệu sự cố và cho xe đi tiếp. Nếu tắt sớm sẽ bị trừ điểm nhưng tắt muộn vài giây lại không sao nên bạn cần hết sức chú ý!

Hướng dẫn học lái xe hạng C phần thực hành

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết học lái xe hạng C phần thực hành, mời bạn tham khảo!

Bài 1: Xuất phát

Đầu tiên là phần xuất phát, bạn cần dừng trước vạch xuất phát, sau đó nổ máy, tiến hành dô số 1 và bật xi-nhan trái. Khi nghe thấy tín hiệu “xuất phát” qua loa, bạn bắt đầu xuất phát, khi nghe tiếng “tưng tưng” thì mới tắt xi nhan, nếu không bật hay quên tắt sẽ bị trừ điểm.

Từ khi có tín hiệu bắt đầu thì sẽ bị tính thời gian bài thi. Còn nếu sau 30 giây không qua vạch sẽ bị loại nên bạn cần chú ý. Phần lỗi nhiều người mắc phải ở đây đó chính là hay nhả côn nhanh quá khiến xe bị tắt máy hoặc quên không bật xi nhan trái.

Bài 2: Dừng xe để nhường đường cho người đi bộ

Bài thi thực hành này thì khá đơn giản, việc bạn cần làm là dừng xe sao cho 2 bánh trước nằm giữa 2 vạch là được. Một số lỗi cơ bản cần lưu ý đó là không dừng xe trước vạch dừng hoặc dừng xe quá vị trí đã được quy định, dừng xe ô tô ngoài phạm vi dừng quy định,…

Nếu phát hiện có những lỗi này, máy tính thông báo về trung tâm điều khiển và bạn sẽ bị trừ điểm ngay lập tức. Dừng xe xong, bạn lại tiếp tục nhả côn cho xe đi tiếp luôn, chú ý dừng lâu quá 30 giây sẽ bị trừ điểm.

Bài 3: Dừng xe và khởi hành ngang dốc

Phần thi thực hành này cũng không cần dùng ga, bạn chỉ cần mở côn, thủ chân ga, sau đó chân thắng thì xe sẽ tự động lên. Lên dốc mà cắt sớm thì xe sẽ theo trọng lực lùi lại phía sau, tới vạch là cắt và thắng ngay, sau đó nhả thắng đạp ga lên là hoàn hảo.

Phần thi này yêu cầu kỹ năng cực cao nên được xem là “nỗi ác mộng” của rất nhiều người. Vì vậy, lời khuyên ở đây là ưu tiên dừng sớm xác định mất điểm còn hơn là bị loại. Tuy nhiên chú ý đừng dừng quá 50cm hay để xe tuột dốc cũng sẽ bị loại ngay.

Bài 4: Qua vệt bánh xe và xử lý đường hẹp vuông góc

Đây là phần mà rất nhiều người nhầm lẫn nên bạn cần chú ý. Nếu thi lái xe ô tô hạng C mà đi vào làn của bằng B sẽ bị loại ngay lập tức. Trước khi đi vào vệt, bạn chú ý đi đè lên vệt kiểm tra vào bài thi, không sẽ bị báo bỏ bài thi.

Khi vào bài này, nguyên tắc cần ghi nhớ trong đầu là phải giữ cho xe thật thẳng, đi chéo mà không đè bánh trước lên vạch. Ngoài ra cũng cần giữ ổn định lái cho xe qua vạch thì mới đánh lái, tuyệt đối không bị đè bánh sau lên vạch.

Bài 5: Qua ngã tư có gắn đèn tín hiệu

Phần ngã tư có gắn đèn tín hiệu không quá phức tạp. Đầu tiên, bạn cần ghi nhớ khi đến đèn tín hiệu thì dừng lại trước vạch vào bài thi, sau đó dừng lại trước vạch vàng 1m và cắt côn.

Tiếp theo, chờ đèn đỏ còn tầm 2 giây thì mở côn và từ từ đi tiếp (lưu ý nếu đèn xanh còn khoảng 3 – 4 giây cũng không được đi cố vì khi đèn đỏ thì xe vẫn chưa qua hết và lỗi này sẽ bị trừ 10 điểm).

Bài 6: Qua đường vòng quanh co

Bài bày học viên cần chú ý thực hiện theo quy tắc “Tiến bám lưng – lùi bám bụng”. Điều quan trọng nhất cần lưu ý đó là xem mình có đi đúng hạng hay không và hoàn thành thời gian là được.

Nếu mắc lỗi chạm vạch sẽ bị trừ 5 điểm. Phần qua đường vòng này quan trọng nhất là đánh tay lái phải nhanh và đúng thời điểm. Mẹo nhỏ cho bạn là nên đánh lái ngay khi nhìn mép cắp cabo chạm đến vỉa ba-toa.

Bài 7: Ghép dọc vào nơi đỗ

Ghép dọc vào nơi đỗ được đánh giá là bài dễ gây trượt nhất. Trong thời gian quy định, bạn bắt buộc phải hoàn thành bài thi, mỗi lần chạm vạch bị trừ 5 điểm. Đặc biệt, nếu khi lùi chuồng mà chưa có tín hiệu thì sẽ bị loại hoàn toàn.

Nếu có xe đang thực hiện bài thi khác, bạn cần dừng trước vạch vàng, không được lố vạch vàng. Tiếp đến là gương chiếu hậu, khi khi gương qua tầm giữa chuồng thì bạn đánh vô lăng phải đến khi nào nhìn gương bên trái thấy cửa chuồng thì trả vô lăng về trái là được.

Khi lùi vào chuồng, bạn cần căn qua gương làm sao để đuôi xe không bám quá sát vào góc cửa chuồng. Khoảng cách lý tưởng nhất trong trường hợp này từ 20 – 30cm là ổn. Khi xe vào đến cửa chuồng thì đánh vô lăng trái nhiều, cuối cùng song song với thân chuồng thì trả lái phải.

Bài 8: Tạm dừng ở chỗ có đường sắt chạy qua

Tương tự như bài thi “Nhường đường cho người đi bộ”, nếu không dừng thì bạn sẽ bị loại ngay lập tức. Dừng xe vạch hoặc quá vạch cũng sẽ bị trừ điểm và chỉ khi có tín hiệu đi tiếp mới được đi.

Bài 9: Thay đổi số trên đường thẳng

Khi nghe tín hiệu “Tứng tưng” từ loa thì thẳng đứng, khi lái xe đến vị trí có biển tăng số mới được tăng lên số 2. Đây đều là những nguyên tắc mang tính cố định nên bạn cần ghi nhớ. Ngoài ra, khi vị trí có biển tăng dốc mới được tăng tốc.

Tại thời điểm qua biển báo tối thiểu 20km/s, tốc độ phải phải trên 20 km/s và đang ở số 2.  Nếu qua biển báo tốc độ tối đa 20km/s thì tốc độ trên xe phải dưới 20 km/s, lúc này xe phải ở số 1.

Lưu ý quan trọng, nếu qua biển sau mà xe đang ở số 1, đạp côn thì hệ thống chấm điểm tự động sẽ nghĩ bạn đang đề số 0 nên bạn sẽ bị trừ điểm “oan uổng”. Vì vậy bạn cứ đi tiếp qua biển sau cho chắc ăn nhé!

Bài 10: Kết thúc bài thi

Đây là phần cuối cùng kết thúc bài thi nên bạn chú ý không nên để xảy ra bất kỳ sơ suất bào nhé! Lúc này, bạn bắt buộc phải bật xi nhan về đích. Khi qua vạch về đích bạn phải dừng xe, kéo phanh bằng tay chứ không được phóng đi tiếp về chỗ xuất phát.

Khi máy thông báo đậu hoặc bánh xe sau qua hết vạch mới hoàn thành bài thi này. Xem tổng thời gian mà quá 20 phút, bạn sẽ bị loại ngay lập tức nên đừng quá căng thẳng, hãy thả lỏng và thật sự tự tin!

Địa chỉ học lái xe hạng C uy tín

Tại sao nên đến với chúng tôi?

Một trong những yếu tố quan trọng giúp việc học lái xe hạng C đơn giản, thuận tiện hơn đó là tìm được trung tâm đào tạo uy tín. Thế nhưng không phải địa chỉ nào cũng đảm bảo uy tín, cam kết với học viên.

Một trong những đơn vị hàng đầu hiện nay đó là TRUNG TÂM ĐÀO TẠO & SÁT HẠCH LÁI XE. Chúng tôi chuyên đào tạo và sát hạch lái xe các hạng A1, B1, B2, C, D,… hàng đầu tại khu vực Hà Nội cũng như cả nước.

Qua 5 năm xây dựng và phát triển, chúng tôi không ngừng nâng cao chất lượng để đáp ứng yêu cầu học viên. Một số lợi ích tuyệt vời khi học lái xe hạng C tại TRUNG TÂM ĐÀO TẠO & SÁT HẠCH LÁI XE:

    • Lịch học linh hoạt: Học viên được chủ động chọn lịch học lái xe hạng C theo ý muốn, tùy theo thời gian của bản thân. Với những người đang đi học hay đi làm, bạn có thể chọn học vào cuối tuần, chúng tôi không thu thêm bất kỳ phụ phí gì nên bạn có thể yên tâm.
    • Bộ tài liệu ôn lý thuyết đơn giản: Khác với các đơn vị khác, chúng tôi chú trọng chất lượng hơn số lượng. Chính vì vậy, bộ lý thuyết cho bằng lái xe hạng C sẽ được hệ thống hóa sao cho đơn giản, khoa học và dễ nhớ nhất. Từ đó học viên sẽ tự tin vào phòng thi hơn!
    • Tự chọn bãi tập: TRUNG TÂM ĐÀO TẠO & SÁT HẠCH LÁI XE có nhiều bãi tập khác nhau. Vì vậy tùy theo nhu cầu cũng như khả năng di chuyển, học viên có thể đăng ký vị trí mà mình sẽ học thực hành.
    • Học thực hành với giáo viên: Vì bằng lái xe hạng C cực khó nên học viên sẽ được học thực hành theo hình thức 1 kèm 1. Phương pháp này không chỉ giúp tăng hiệu quả học tập mà tỉ lệ đậu cũng cao hơn rất nhiều.
  • Lịch thi cực chuẩn: TRUNG TÂM ĐÀO TẠO & SÁT HẠCH LÁI XE cam kết bám sát lịch thi của “Bộ Giao thông và vận tải”. Từ đó điều chỉnh lịch học sao cho linh hoạt và thuận tiện nhất, không làm chậm trễ kế hoạch của bạn.
  • Luyện tập với cabin tập lái thực tế ảo: Đây là ưu điểm tuyệt vời mà không phải Trung tâm học lái xe nào cũng đáp ứng được. Học viên được học lái xe hạng C trên Cabin tập lái thực tế ảo ở nhiều địa hình khác nhau. Đây là cách làm thuận tiện, nhằm gia tăng kỹ năng thực hành mà vẫn đảm bảo an toàn.
  • Đội ngũ giáo viên nhiệt tình: Bên cạnh kỹ năng và kinh nghiệm truyền tải, giáo viên của TRUNG TÂM ĐÀO TẠO & SÁT HẠCH LÁI XE còn luôn nhiệt tình trong giảng dạy học viên. Trong quá trình học tập, ôn luyện, nếu có bất kỳ thắc mắc gì, bạn sẽ được hỗ trợ nhanh chóng nhằm nhớ sâu kiến thức hơn.